Vải Polyester và Nylon: vải nào tốt hơn?

"Giữa vải polyester và nylon thì vải nào tốt hơn?"

Thỉnh thoảng Samsonite nhận được câu hỏi này từ khách hàng khi họ đang chọn mua balo hoặc vali. Vì vậy, bài viết này ra đời nhằm giải đáp chi tiết thắc mắc trên, giúp khách hàng lựa chọn đúng chất liệu vải phù hợp với nhu cầu của mình.

Vải Polyester và nylon: vải nào tốt hơn?

Về thành phần

Polyester và nylon đều là các hợp chất nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ và được các nhà nghiên cứu phát hiện từ giữa năm 1930 đến đầu năm 1940. Cả hai chất liệu đều bền, chắc, nhẹ hơn so với vải cotton hoặc da.

Người ta chế tạo ra vải từ polyester và nylon theo cách gần giống nhau. Cả hai đều là những hạt nhựa nhỏ, có kích thước bằng hạt ngô. Người ta đun nóng, sau đó kéo ra rồi nối lại để tạo thành những sợi dài. Các sợi này lại được kết hợp, tạo ra một loại sợi mảnh dùng để dệt hoặc đan thành những cuộn vải lớn.

Một điều rất thú vị giữa polyester và nylon là quy trình sản xuất chỉ khác nhau một chút nhưng về tổng thể thì lại gần như giống nhau.

Về chất lượng khi sử dụng

Vải polyester và nylon đều dễ bảo quản và vệ sinh. Cả hai có khả năng chống nhăn, chống ẩm mốc hay vết bẩn và có độ co giãn.

Tuy nhiên, giữa hai chất liệu vẫn có sự khác biệt. Nylon thường mềm hơn, có vẻ ngoài sáng bóng hơn polyester. Độ co giãn và độ bền của nylon cũng tốt hơn nhiều so với polyester.

Cặp táp Pro-DLX 5 của Samsonite được làm từ chất liệu ballistic nylon - một loại nylon dày, dai

Cặp táp Pro-DLX 5 của Samsonite được làm từ chất liệu ballistic nylon - một loại nylon dày, dai

Ngược lại, polyester bám màu tốt hơn nên dễ nhuộm màu, chống mài mòn và giữ được form dáng tốt hơn so với nylon. Nylon không giữ màu tốt nên thường phai màu nhanh hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Nên đa số các loại túi xách, balo, vali làm từ vải polyester sẽ trông mới hơn so với cái làm từ nylon có cùng chất lượng.

Về khả năng chống nước

Khả năng chống nước

Cả hai chất liệu đều có khả năng chống thấm nước nhưng vải polyester chống tốt hơn. Lý do là vì vải nylon khi bị ướt sẽ hấp thụ nước và nở ra tới 3.5%. Còn vải polyester gần như không hấp thụ nước, cũng không giãn ra khi bị ướt. Chính vì đặc tính này mà polyester nhanh khô hơn so với nylon. Nên nếu bạn muốn chọn loại vải có khả năng sấy khô nhanh khi đi du lịch ở những nơi có thời tiết thất thường thì polyester chính là sự lựa chọn phù hợp.

Về cảm giác

Vải polyester và nylon đều có trọng lượng nhẹ nhàng, cầm lên thoải mái. Trong đó, vải nylon mềm và mịn hơn so với polyester. Đặc tính này cũng là lý do mà ban đầu nylon được tạo ra để thay thế cho lụa. Mặt khác, polyester cứng hơn nylon nên ban đầu được dùng để sản xuất như một chất liệu để may quần áo. Nhưng ngày nay, các tiến bộ trong công nghệ sản xuất hàng dệt may đã giúp cho polyester trở nên mềm mại hơn nhiều, được hàng triệu người sử dụng rất thoải mái. 

Về tái chế

Nylon khó tái chế hơn so với polyester. Việc tái chế nylon khá tốn kém và cần nhiều tài nguyên. Nên rất hiếm sản phẩm eco làm từ vải nylon tái chế. Nếu có thì đa số trường hợp đều làm từ chất liệu tái chế trước khi tiêu dùng, nghĩa là nylon được tái chế từ chất thải sản xuất.

Mặt khác, người ta dễ dàng tái chế polyester hiệu quả. Nó có thể được làm từ các nguồn chất thải sau tiêu dùng như lon soda đã qua sử dụng. Kết quả, người ta tạo ra các cơ sở hạ tầng lớn để biến rác thải thành các loại vải chất lượng cao, phục vụ cho việc sản xuất túi xách, giày dép, quần áo và cả vali. Mặc dù các loại vải này vẫn chưa phổ biến nhưng các công ty quần áo, túi xách, hành lý đang tìm tòi nghiên cứu để góp vào chiến dịch bảo vệ môi trường trên thế giới.

Bộ sưu tập Octo Eco của Samsonite có khoang hành lý làm từ vải polyester tái chế

Bộ sưu tập Octo Eco của Samsonite có khoang hành lý làm từ vải polyester tái chế

 

Kết luận:

Polyester và nylon tuy có một vài khác biệt nhưng về tổng thể đều mang đặc tính giống nhau và có chất lượng tốt như chống nhăn, chống ẩm mốc nên dễ vệ sinh, có độ co giãn và khả năng chống thấm nước tốt. Vì vậy, với câu hỏi giữa vải polyester và nylon, vải nào tốt hơn thì câu trả lời sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng, tính thẩm mỹ và lối sống của mỗi cá nhân.